Wifi chậm yếu và hay rớt mạng là những than phiền thường nghe nhất với tất cả mọi người thích dùng internet. Nếu là wifi ở công ty hay các chỗ công cộng thì chúng ta ít có khả năng can thiệp, nhưng nếu là wifi ở nhà thì bạn hoàn toàn có thể cải thiện mạng wifi bằng một số điều chỉnh dễ thực hiện.
Modem Wifi thường được đặt ở một chỗ mà bạn cho là thuận tiện, dễ lắp đặt và có thể có sẵn đường dây cáp tại đó.
Thường thấy Modem hay được để trong các góc tường, góc nhà vì đây là nơi cáp mạng chạy ra.
Tuy nhiên, bạn cũng cần biết rằng vị trí đặt Modem có ảnh hưởng rất nhiều tới cường độ sóng cũng như tốc độ. Đặt ở vị trí không hợp lý có thể tạo ra quá nhiều “lỗ trống” trong nhà, đây là các điểm mà sóng wifi không thể phủ tới, đồng nghĩa với việc khi bạn ở khu vực này thì sẽ không thể hoặc rất khó truy cập Internet.
Ví dụ: nếu đặt sát góc tường, sóng có thể không chạm đến được phía bên kia căn nhà so với việc đặt ở chính giữa.
Giống như nhiều loại sóng vô tuyến khác, sóng wifi mạnh nhất khi ở gần nguồn phát, càng ra xa thì càng yếu dần nên bạn có thể cân nhắc các vị trí sử dụng của mình nằm gần wifi sẽ hiệu quả hơn.
Tất nhiên, với không gian không quá rộng thì dù bạn có ngồi sát bên Modem hay đi ra xa một chút cũng chẳng có khác biệt nào có thể nhận thấy cả.
Tường là vật cản lớn nhất đối với mạng wifi. Tường càng dày, càng nhiều lớp thì sẽ làm sóng suy yếu nhanh hơn. Vậy nên cũng không lạ khi bạn chỉ cần ngồi cách 3 căn phòng thì sóng đã yếu, trong khi cùng khoảng cách đó nhưng dùng vách ngăn gỗ hay trong môi trường thoáng thì sóng vẫn vô tư.
Nên đặt Modem ra xa những thiết bị điện có khả năng phát sóng mạnh, nhất là lò vi sóng. Việc này thì có lẽ không cần để tâm lắm vì chẳng ai lại đi lắp Modem wifi trong nhà bếp, nhưng đừng quên là chúng ta còn có radio, các loại đầu thu tín hiệu truyền hình cũng là những thứ có thể làm can thiệp tới sóng. Hiện tại với công nghệ của các Modem mua trong khoảng 5 năm trở lại đây thì vụ này không nghiêm trọng lắm nên cũng không sao.
Nếu bạn sống trong căn nhà hai tầng, bạn nên đặt Modem ở một cái kệ cao để đảm bảo sóng sẽ đi tới được những tầng trên. Những nhà 3 tầng thì lắp Modem ở tầng 2 để phủ sóng hết cả căn nhà. Tất nhiên trong những trường hợp nhà lớn và cao như thế này thì các bộ khuếch đại sóng (repeater) sẽ có hiệu quả cao hơn, nhưng nếu bạn không mua được repeater thì chỉnh lại vị trí đặt Modem cũng giúp được kha khá.
Giả sử nhà bạn có hình chữ nhật, nên hạn chế đặt Modem wifi ở 4 góc nhà vì như vậy một phần sóng sẽ đi ra ngoài và không được sử dụng, trong khi phần còn lại của căn nhà thì sóng không chạm được tới, dẫn đến mất wifi ở những chỗ đó.
Không đặt modem Wifi gần bể cá, hồ nước, vì sóng wifi không thể phát xuyên qua đó.
Khi lắp mạng wifi, chúng ta thường được nhà mạng tặng cho một cái Modem để xài. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thì hầu hết Modem nhà mạng cho bạn đều không đáp ứng được tốc độ và độ ổn định cao, tầm phủ sóng thì kém, chưa kể rất hay hư lặt vặt cực kỳ khó chịu.
Nói như vậy là để ví dụ cho một nguyên nhân rất phổ biến khiến wifi chậm hoặc thường xuyên rớt: Modem dỏm. Không phải tất cả mọi Modem wifi đều được chế tạo như nhau nên chuyện Modem dòng này mạnh, dòng kia yếu là bình thường. Trong cùng một thương hiệu còn có model mạnh hơn model khác.
Và đúng như bạn có thể dự đoán, Modem càng mạnh thì sẽ càng đắt tiền hơn. Bạn có thể cân nhắc nâng cấp Modem mới thay cho Modem hàng tặng của nhà mạng để có hiệu năng kết nối tốt hơn. Nếu được, xin đừng quá tiết kiệm tiền với Modem mạng vì nó sẽ là thứ giúp bạn làm được việc, giúp bạn giải trí mỗi ngày. Thử tưởng tượng sau một ngày làm việc mệt mỏi về muốn xem có một bộ phim mà mạng cứ rớt hoài thì có phải là quá bực mình không?
Thường thì khí tốc độ download, xem phim... quá chậm, chúng ta sẽ biết ngay là tín hiệu yếu. Nhưng cũng sẽ có những trường hợp mà bạn không thể dùng tốc độ để đo được, vì đơn giản là vùng đó đã rớt khỏi tầm phủ sóng của wifi, chỗ đó có quá nhiều sóng xung đột với hàng xóm, hoặc khi có khi không chẳng hạn.
Trong những trường hợp này, bạn hãy cài ứng dụng tên Wifi Analyzer (Android) hoặc XYZ (iOS). App sẽ cho biết độ mạnh yếu của từng mạng trong khu vực bạn ở (dựa trên địa điểm đang cầm điện thoại).
Tải ứng dụng sau đây:
Giả sử bạn vào toilet mà thấy tín hiệu wifi của bạn sụt hẳn xuống hay bị giảm nhanh thì nhiều khả năng toilet của bạn chưa được phủ sóng tốt, cần bố trí lại Modem hoặc mở rộng thêm bằng extender. Công cụ này tuy đơn giản nhưng rất hữu ích, có thể quét cả băng tần 2,4GHz lẫn 5GHz.
Ứng dụng wifi Analyzer
2,4 GHz và 5 GHz là hai băng tần mà wifi hiện nay đang sử dụng để hoạt động. Trong mỗi băng tần như vậy lại được chia thành các đoạn 20 MHz nằm liên tiếp và có phần chồng lên nhau, gọi là từng channel.
Mặc định, các nhà sản xuất Modem thường cài channel cho thiết bị của họ ở channel 1 hay 3, vậy nên ở hai channel này lúc nào cũng đông “dân cư” nhất. Nếu chúng ta đổi sang các channel khác thì sẽ ít bị xung đột với những hộ gia đình khác.
Nhìn vào hình bên dưới, bạn sẽ biết được channel 1, 6 và 11 là các channel không bị trùng đè lên nhau ở bất kỳ đoạn nào, vậy nên người ta hay khuyên là hãy set channel cho Modem về 1, 6 hay 11.
Kinh nghiệm, bạn có thể đổi sang bất kỳ Channel này mà bạn cảm thấy tốt nhất vì khi đó sóng Wifi nhà bạn không bị chèn lẫn giữa hàng chục sóng Wifi khác của những nhà xung quanh.
Modem wifi 2 băng tầng 2.4Ghz và 5Ghz của FPT Telecom trang bị miễn phí
Sóng 2,4 GHz có tầm phủ sóng xa hơn nhưng tốc độ không cao bằng 5 GHz và tương thích chuẩn 802.11a/g/n, trong khi 5 GHz ở chuẩn 802.11n hoặc 802.11ac thì thu hẹp vùng phủ sóng nhưng bù lại tốc độ rất nhanh, phù hợp cho các loại hình giải trí 4K, HD.
Tóm lại, nếu bạn muốn Wifi phát xa hãy dùng 2,4Ghz còn nếu như cần sóng mạnh trong phạm vi hẹp như trong phòng chẳng hạn thì xài 5Ghz.
Cũng cần lưu ý rằng hiện tại không phải thiết bị nào cũng hỗ trợ 5 GHz nên sẽ có một số món cần xài với băng tần 2,4 GHz, ví dụ như Chromecast đời đầu, một số smartphone Android / iOS và rất nhiều laptop đời cũ. Nếu bạn có xài những thiết bị này, bạn cần phải thiết lập cho Modem phát cả 2,4 GHz lẫn 5 GHz song song nhau. Nếu Modem không hỗ trợ chạy song song thì bạn đành phải hi sinh băng tần 5 GHz để các thiết bị cũ có thể truy cập Internet được.
Hình mô tả các kênh 1, 6, 11 không bị trùng kênh
Cả 2,4 GHz và 5 GHz đều có thể được cấu hình bằng giao diện control panel của Modem. Bạn có thể liên hệ với kỹ thuật viên hay nhà sản xuất để biết thêm chi tiết, còn nếu muốn tự làm thì hãy kiếm phần nào ghi là “Wireless” hay “wifi” hay “WLAN”, tất cả sẽ nằm sẵn trong đó.
Firmware là hệ điều hành điều khiển Modem. Cũng giống như các bản cập nhật trên iOS hay Android, firmware của Modem lâu lâu cũng được cập nhật để sửa lỗi bảo mật, có thể là tăng cả hiệu năng lẫn cường độ và cả độ ổn định nữa.
Thế nên định kỳ khoảng 1 - 2 tháng một lần, bạn nhớ vào trang control panel của Modem và check coi có bản update mới không nhé. Việc này không cần phải làm quá thường xuyên vì bản thân firmware thường đã được viết rất kỹ không như app hay hệ điều hành cho điện thoại đâu.
Nhiều khi mạng chậm không chỉ vì wifi mà do bản chất đường truyền mạng của bạn đó. Lúc này mọi cố gắng sửa wifi hay nâng cấp lên thiết bị xịn nhất cũng chẳng giải quyết được gì, vì cơ bản đường truyền của bạn chỉ đáp ứng được tốc độ X Mbps thì chỉ dừng ở con số X mà thôi.
Đây sẽ là thời điểm hợp lý để bạn cân nhắc nâng cấp gói Internet của gia đình mình. Hiện tại mình thấy wifi Fpt đang có rất nhiều chương trình khuyến mãi để khuyến khích bạn chuyển sang xài cáp quang, bạn kiểm tra xem thế nào. Như gói 22 Mbps tôi đang sử dụng chỉ phải trả mỗi tháng 190.000đ mà thôi, trong khi độ ổn định lại rất cao.
Tham khảo các gói cước wifi cực mạnh lắp mạng wifi Fpt
0
Bình luận. Hãy để lại câu hỏi hoặc thắc mắc của bạn