Tin tức

Mã độc CTB-Locker chuyên tống tiền hoạt động như thế nào ?

23/01/2015, 11:21 AM

Mã độc CTB-Locker chuyên tống tiền hoạt động như thế nào ?

Ông Nguyễn Minh Đức, chuyên gia bảo mật thuộc Ban Công nghệ FPT HCM, cho biết từ trưa ngày 21/1, ông nhận được lời đề nghị trợ giúp về việc hệ thống mạng máy tính của một số cơ quan, trong đó có cả ngân hàng lớn tại Việt Nam, bị nhiễm một loại mã độc mới.

Khi thâm nhập được vào máy tính của nạn nhân, mã độc quét toàn bộ ổ đĩa của máy tính và mã hoá các file bằng mã hoá khoá công khai (public key cryptography). Hầu hết các tệp tin quan trọng trên máy tính với định dạng .doc, pdf, xls, jpg, zip… sẽ không thể mở được.  Để giải mã bắt buộc phải có khoá bí mật (private key) mà chỉ có kẻ phát tán mới có và nạn nhân sẽ nhận được thông báo trên desktop đòi tiền chuộc nếu muốn giải mã file.

Ông Đức cho hay, mọi chuyện bắt đầu khi người sử dụng nhận được một e-mail có chứa file đính kèm giả như một file văn bản. File này thực chất là một downloader có định dạng .scr (Screen Saver) với tên trùng với tên file đính kèm trong e-mail.

Downloader sẽ kích hoạt WordPad để hiển thị một file văn bản đúng với nội dung trong e-mail, khiến người dùng nghĩ tệp tin đính kèm này chứa văn bản thật. Tuy nhiên, nhiệm vụ của downloader là tải các file độc hại khác xuống và trong trường hợp này, nó kết nối tới máy chủ để tải xuống một file .exe. File .exe này tiếp tục sinh ra 2 file .job và .exe khác và tệp .exe sau này mới là "nhân vật chính" với khả năng mã hoá tất cả các file .doc, pdf, xls, jpg, zip… trên máy tính nạn nhân rồi hiển thị thông báo doạ nạt, tống tiền.

Mã độc CTBLocker chuyên tống tiền hoạt động như thế nào

Nạn nhân nhận được e-mail với file chứa mã độc giả là file văn bản thông thường.

Mã độc CTB-Locker

Sau khi thâm nhập, mã độc sẽ mã hóa các file. Trong ảnh là những file đã bị mã hóa.

Mã độc CTBLocker chuyên tống tiền hoạt động như thế nào-02

Sau đó, nạn nhân nhận được thông báo phải nộp tiền chuộc trong vòng 96 giờ, nếu không file sẽ bị mã hóa vĩnh viễn. Kẻ tấn công yêu cầu nạn nhân thanh toán số tiền chuộc là 3 bitcoin, tương đương 630 USD, trong khi các phiên bản mã độc trước chỉ đòi khoảng 100 USD.

Mã độc CTB-Locker chuyên tống tiền

Chúng còn giải mã "demo" 5 tệp tin để nạn nhân tin tưởng.

"Khi bị mã hóa, chúng ta không có cách nào giải mã được file nếu không có khoá. Vì vậy, nhiều người đã buộc phải trả tiền cho kẻ phát tán để lấy lại những file quan trọng của mình. Trong trường hợp này thì phòng cháy hơn chữa cháy", ông Đức nhận định.

Cũng theo chuyên gia bảo mật thuộc Ban Công nghệ FPT cho biết, để tránh bị lây nhiễm, người sử dụng nên sử dụng các phần mềm diệt virus được cập nhật thường xuyên, cảnh giác với các file đính kèm trong e-mail và tốt nhất là không mở file khi nhận được từ người lạ và chỉ tải các file cài đặt từ website chính gốc. Bên cạnh đó, họ cũng không nên bấm vào những đường link nhận được qua chat hay e-mail và thường xuyên sao lưu file tài liệu của mình.

Nguồn: cáp quang FPT

0

Bình luận. Hãy để lại câu hỏi hoặc thắc mắc của bạn

Internet khác

Xem tất cả
Hướng dẫn nâng cấp thay đổi WiFi 6 trên HiFPT
Wednesday, 17/01/2024

Hướng dẫn nâng cấp thay đổi WiFi 6 trên HiFPT

Gói cước internet FPT trang bị miễn phí Wi-Fi 6
Friday, 22/12/2023

Gói cước internet FPT trang bị miễn phí Wi-Fi 6

Mạng LAN là gì? Tầm quan trọng của mạng LAN đối với doanh nghiệp
Wednesday, 11/01/2023

Mạng LAN là gì? Tầm quan trọng của mạng LAN đối với doanh nghiệp

Tính năng ULTRA FAST tăng tốc độ chơi game
Thursday, 01/12/2022

Tính năng ULTRA FAST tăng tốc độ chơi game

Tin mới nhất

Xem tất cả
Cửa hàng FPT Telecom Thủ Đức tại 148/1 Hoàng Diệu 2 vừa khai trương
Thursday, 22/02/2024

Cửa hàng FPT Telecom Thủ Đức tại 148/1 Hoàng Diệu 2 vừa khai trương

Đăng ký lắp mạng FPT tại The Beverly Solari Vinhomes Grand Park Quận 9
Thursday, 01/02/2024

Đăng ký lắp mạng FPT tại The Beverly Solari Vinhomes Grand Park Quận 9

Hướng dẫn nâng cấp thay đổi WiFi 6 trên HiFPT
Wednesday, 17/01/2024

Hướng dẫn nâng cấp thay đổi WiFi 6 trên HiFPT

Top 10 sự kiện ICT Việt Nam 2023 vinh danh FPT cán mốc doanh thu 1 tỷ USD
Tuesday, 26/12/2023

Top 10 sự kiện ICT Việt Nam 2023 vinh danh FPT cán mốc doanh thu 1 tỷ USD

Tin xem nhiều

Xem tất cả
Cấu hình Wifi TP-LINK (4 Bước) đơn giản nhất
Saturday, 05/10/2019

Cấu hình Wifi TP-LINK (4 Bước) đơn giản nhất

Cải thiện mạng Wifi chậm và hay rớt mạng (thành công 100%)
Monday, 15/01/2024

Cải thiện mạng Wifi chậm và hay rớt mạng (thành công 100%)

Cách đổi pass Wifi Fpt thành công 100%
Friday, 21/10/2016

Cách đổi pass Wifi Fpt thành công 100%

Hướng dẫn sao chép điều khiển TV qua remote truyền hình FPT
Friday, 28/10/2016

Hướng dẫn sao chép điều khiển TV qua remote truyền hình FPT