Cụ thể, những mẫu nội dung tin nhắn này có hiển thị tên thương hiệu FPT với thông tin tuyển dụng, mức lương, cùng số điện thoại để liên lạc qua Zalo. Khi liên hệ theo số điện thoại được nhận, người dùng sẽ được yêu cầu phải thực hiện hàng loạt các bước đăng ký, tạo tài khoản, hay thậm chí là nạp tiền trên nhiều nền tảng khác nhau.
Các đối tượng sẽ tự xưng là bên thứ 3, hợp tác với các nền tảng xã hội như Facebook, Youtube, TikTok…. để đưa ra hướng dẫn, yêu cầu người dùng làm theo. Kẻ xấu thậm chí còn cung cấp bảng thông báo tuyển dụng với dấu mộc đỏ của doanh nghiệp để củng cố lòng tin của người nhận.
Đáng nói, các mẩu tin nhắn này được đối tượng tạo tin nhắn dạng SMS Brandname trùng với tên thương hiệu “FPT”, “FPT Telecom” và chèn tin nhắn vào trong luồng tin nhắn chính thức của FPT Telecom, làm cho khách hàng nhầm tưởng đây là tin nhắn chính thức của FPT Telecom.
Được biết, dạng lừa đảo qua tin nhắn này là một trong những chiêu trò đã từng được cơ quan báo chí, Cục An Toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đưa ra cảnh báo khi nhiều ngân hàng cũng đã dính phải. Cụ thể, các thiết bị được kẻ xấu sử dụng là IMSI Catcher và SMS Broadcaster. Chúng được dùng để gửi tin nhắn rác tới điện thoại người dùng mà không thông qua mạng di động.
IMSI Catcher là một dạng trạm phát sóng giả, lợi dụng cơ chế của hệ thống thông tin di động GSM. Theo các chuyên gia, điện thoại sẽ luôn có xu hướng tìm trạm phát sóng nào mạnh nhất để kết nối. Khi kết nối với trạm, thiết bị đó phải cung cấp mã định danh di động (IMSI) cho trạm đó để xác thực, nhưng trạm đó không cần xác thực lại. Vì vậy, kẻ xấu có thể sử dụng một trạm phát giả, phát tín hiệu mạnh để đánh lừa điện thoại kết nối với trạm này.
Sau khi kết nối, kẻ xấu tiếp tục dùng các thiết bị SMS Broadcaster để gửi tin nhắn đến hàng loạt điện thoại. Nhiều thiết bị SMS Broadcaster có các tính năng, như gửi theo brandname, gửi số lượng lớn, lên tới hàng chục nghìn tin nhắn mỗi giờ. Các hệ thống giả mạo này được quảng cáo có thể tiếp cận điện thoại trong bán kính 5km, hoặc thậm chí đặt trong ôtô di chuyển.
Đáng chú ý là tin nhắn lừa đảo xuất hiện chung luồng với SMS của doanh nghiệp. Người dùng không có cách nào kiểm tra tin nhắn từ số nào gửi tới nên dễ tin tưởng và làm theo. Các chuyên gia cũng cảnh báo về một số kịch bản có thể dẫn đến tin nhắn lừa đảo nằm chung luồng với tin nhắn brandname SMS của ngân hàng, như: kẻ xấu sử dụng dịch vụ từ nước ngoài, giả mạo “brandname” và lợi dụng cơ chế nhóm các brandname giống nhau vào làm một của smartphone; hay hacker khai thác được lỗ hổng trong các dịch vụ cung cấp tin nhắn “brandname” và chèn nội dung lừa đảo vào. Ngoài ra, có thể điện thoại của nạn nhân bị cài mã độc.
Trước nguy cơ này, FPT Telecom khuyến nghị Khách hàng cần thận trọng, nâng cao cảnh giác trước những thủ đoạn lừa đảo với nội dung sau:
Tất cả chương trình tri ân, khuyến mãi hoặc các thông tin về sản phẩm, dịch vụ,… FPT Telecom sẽ luôn thông báo đến Khách hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông qua các kênh thông tin chính thức của FPT Telecom:
Trường hợp nhận được các thông tin giả mạo hoặc nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo, Quý khách vui lòng liên hệ ngay tới Tổng đài CSKH 24/7: 1900 6600 hoặc các văn phòng giao dịch của FPT Telecom gần nhất để được hỗ trợ giải đáp, tư vấn.
0
Bình luận. Hãy để lại câu hỏi hoặc thắc mắc của bạn